ZingTruyen.Asia

Review truyện tác giả nghiệp dư

33. Tình hận - ScorOct_TNTD

Sanyschan

Tình hận là một truyện thể loại triều đấu, cổ trang. Thông thường thì mình không thích cổ trang cho lắm vì không hợp nhưng không hiểu sao nhiều bạn nhờ rv truyện kiểu này quá ;; v ;;

Vì mình hiếm khi đọc cổ trang, mà Tình hận lại lấy bối cảnh cổ trang giả tưởng, nên mình sẽ áp những quy luật mà mình biết được thông qua các tài liệu, tư liệu đã được nhìn, nghe vậy.

*CẢNH BÁO CÓ SPOIL

Đầu tiên, có vẻ tác giả không lập sẵn dàn ý hoặc viết sườn truyện trước khi đặt bút viết Tình hận. Bởi lẽ chỉ trong 2 chương đầu tiên, đã có vô số plot hole, lỗi logic chi chít khắp truyện. Chúng khiến mình bối rối. Cái trước lại làm mình bối rối hơn cái sau.

Đầu tiên là về bối cảnh. Tác giả mô tả triều đại này có truyền thống là sau khi tiên đế chết thì con cái sẽ có thể trực tiếp đấu đá nhau tới chết hoặc bỏ cuộc (?), người cuối cùng đứng vững sẽ được công nhận là vua. Và truyền thống này đã trải qua nhiều đời vua.

Lại nói đến, truyền thống này được đặt ra bởi thế tổ (Vua lập nước). Nhưng sau đó thế tổ lại muốn hủy bỏ truyền thống (??) và bị ngăn cản bởi thúc phụ (Chú của vua) là Đại tướng quân Thượng Tiễn Lôi Mẫn nên đành phải giữ lại.

Sau đó tiên đế chết ở tuổi U50, và cuộc tranh quyền đoạt vị bắt đầu. Chủ yếu là giữa 2 anh em ruột Lạc vương và Thuần vương. Trong đó Lạc vương được Đại tướng quân yêu mến hơn (???).

Ở đây bối cảnh khá khó hiểu và không thể hình dung được.

1. Nếu xét theo cốt truyện, thì tác giả đã cho tiên đế đã chết của hai người Lạc vương và Thuần vương là người lập quốc. Tuy nhiên nếu như vậy thì vốn dĩ "truyền thống tranh đoạt vương vị sau khi vua trước chết" không phải là truyền thống nữa, vì nó chỉ mới tồn tại trong 1 đời vua duy nhất. Vậy khúc trên tác giả lại ghi "truyền cho những đời sau", truyền thống qua "nhiều đời" là thế nào?

2. Theo như cốt truyện thì truyền thống chỉ tồn tại 1 đời và là lần đầu tiên thực hiện việc tranh quyền đoạt vị. Nhưng trên thực tế, sẽ chẳng ai làm vậy cả! Nhất là bà hoàng hậu. Dù cho tiên đế đã ban chiếu chỉ thì hoàng hậu vẫn có thể khống chế sử quan, bảo là trước khi tiên đế mất đã thu hồi lệnh chỉ, đồng thời chỉ định Thái tử lên làm vua là xong.

3. Hơn nữa, khi vua còn sống thì Đại tướng quân đã đủ quyền lực đến nỗi ép được tiên đế không thể phế bỏ điều luật kia được. Vậy thì tại sao khi tiên đế vừa mất, ông chú này không đưa ra lý do các hoàng tử còn trẻ dại và nhảy lên nhiếp chính? Hoặc có thể đảo chính lên tiếm quyền luôn còn được nữa là! Tại sao lại từ quan sau khi vua chết nửa năm trong khi đang trong thời hỗn loạn, chúa chết còn chưa xác định được leader lãnh đạo?

4. Hơn nữa điều kì lạ là thế tổ (ông vua vừa chết ý) lại yếu đuối đến mức để cho một ông chú của mình ép đến mức không thể xóa bỏ điều luật mình lập ra? Thế tổ là người lập quốc, theo mô tả đầu truyện cũng thấy là kẻ có tài thao lược, vậy mà lại bị điều khiển, ép buộc?

5. Không rõ lý do vì sao ông thế tổ này ra cái truyền thống ngộ vậy. Vì chính xác là cái truyền thống này rất dễ để cho đất nước nội loạn hoặc ngoại xâm. 1 là khi vua băng hà, nội chiến không chỉ nằm trong vùng con cái của vua mà còn kéo theo họ hàng bên ngoại, nội, họ hàng xa hoặc đứa ất ơ nào đó muốn đoạt quyền. Đâu phải đất nước nào cũng trên dưới một lòng tuân theo ý chỉ của hoàng đế? Hơn nữa, truyền thống kì quặc như này còn dễ bị ngoại bang dòm ngó. Bởi lẽ đang chăm chăm lo đấu đá nhau thì làm sao phòng bị trước giặc ngoài? Cuối cùng, truyền thống có khi còn dẫn tới việc tuyệt tử tuyệt tôn. Vì theo như trong truyện chưa thấy vị hoàng tử nào có con, nếu nhỡ khi chỉ còn 2 người mà cả hai đều chơi trò lưỡng bại câu thương hoặc vô tình chết ráo trọi thì có phải là dâng triều đại này cho kẻ ngoại tộc hay không?

6. Lại nói đến, bối cảnh phong kiến thì thời đó chưa có thuốc men y tế như hiện tại, người sống tới 60 tuổi đã gọi là thọ. Nên vua chết lúc ngoài 40 cũng được cho gần trọn đời người rồi. Bởi thế không phải hồi xưa thích loli hay dân là pedobear đâu mờ hay tảo hôn lúc 12-13 tuổi ý '_'

Tóm lại, chỉ mới non nửa đoạn đầu của chương 1 là đã có khá nhiều lỗ hổng trong cốt truyện. Điều này khiến tổng thể bối cảnh rối loạn, làm người đọc cảm thấy khá hoang mang.

Lại nói đến phần sau, ở trên tác giả có cho Thuần vương thấy tức giận với mẹ mình rằng sao phải lo sợ chuyện anh này không thể cạnh tranh, chỉ vì ông Thượng Tiễn Lôi Mẫn yêu mến Lạc Vương hơn. Sau đó tác giả cung cấp thêm thông tin cho biết ông này đã từ quan và giao lại quyền hành cho 2 thằng đệ là Lý tướng quân và Triệu tướng quân, đồng thời dặn hai ông này phải luôn giữ thái độ trung lập. Sau cùng, là việc Lạc vương tới hỏi cưới con gái của Lý tướng quân một cách gượng ép.

Ở đây lại phát sinh vấn đề.

1. Như đã nói ở trên, nếu ông Thượng Tiễn Lôi Mẫn đã có quyền hành lớn như vậy thì tại sao lại từ quan? Mà nếu đã từ quan thì không còn thế lực chính trị gì nhiều nữa, vậy thì tại sao Thuần vương và mẹ lại lo sợ cạnh tranh không lại Lạc vương được ông chú này yêu mến?

2. Ở đoạn Lạc vương cầu hôn con gái Lý tướng quân, ông này đã reply lại liền luôn là "Không được!". Một tướng quân liệu có đủ thô lỗ hoặc đủ quyền hành để trả lời Hoàng tử như vậy không? Và trong trường hợp này, Lý tướng quân có quyền từ chối gả con với lý do con gái đã đính ước hoặc đang trong giai đoạn nhạy cảm, mà ổng thì bắt buộc phải đứng ở thế trung lập chẳng hạn. Thì lúc này Lạc vương phải thỉnh xin người nhiếp chính (có lẽ là Hoàng hậu) ban hôn mới được cưới về. Mà cá luôn là bà Hậu sẽ không đồng ý roài, nếu gật đầu ô kê thì khác nào dâng ngai vàng cho Lạc vương đâu!

3. Hoàng tử lập phi mà cứ như là nhà giàu cưới vợ vậy đó, không thấy kinh thành ăn mừng gì hết trơn '__' Mà cái này tùy miêu tả của tác giả nên cũng không ý kiến gì nhiều.

4. Lạc vương được miêu tả là người thâm hiểm, nhưng lại không đủ đa nghi để cài người theo dõi Triệu tướng quân? Ông làm tướng quân cũng cute phô mai que, khẳng định chắc nịch Lạc vương không cài người theo dõi hay gián điệp gì, liền mời người của phủ Thuần vương tới liền?

5. Triệu tướng quân nói là Thuần vương có công cứu mạng, liền lấy được lòng tin từ gián điệp của Thuần vương?

6. Triệu tướng quân làm cha của vợ Lạc vương, vậy mà lại không biết nếu Lạc vương thua trận, thì con gái sẽ thành góa phụ hay tệ hơn là bị tru di sao?

Kế tới là màn hôn lễ nên lướt qua cho lẹ. Tới scene tiếp là vụ ám sát không thành của Tô vương (? Tên đọc không quen nên không nhớ hết được huhu) với...mẫu hậu của mình.

1. Tô vương vì lý do gì phải hại mẫu hậu là Hoàng hậu? Để nhanh gọn thì sai người bỏ độc chết Lạc vương xong rồi vu cho Thuần vương giết anh ruột có phải hay hơn không?

2. Hoàng hậu vì muốn Tô vương lên làm vua nên đã chủ động hợp tác cùng 2 anh em này tới khi chỉ còn lại 3 người, như vậy 2 mẹ con cũng đã có sự bàn bạc kĩ càng từng đường đi nước bước. Vậy mà lại không biết được Tô vương có ý muốn đổ tội cho Thuần vương giết mình sao?

3. Trong truyện dù có miêu tả Tô vương ngu tới mấy thì người trúng độc cũng là mẹ ổng đó! Ổng cũng là người trong hoàng tộc, được dạy dỗ kĩ càng lại có thêm bà mẹ khôn ngoan, vậy tại sao có thể cầm độc của người ta đưa cho mà không tự lấy độc nào nhè nhẹ để giữ mạng sống cho mẹ mình?

4. Nếu đã định dùng thủ đoạn hạ độc thì đôi bên cũng phải bàn tính kĩ càng. Trong hoàng cung chuyện thử độc là việc thường xuyên, Tô vương ngu độn không biết đã đành, Lạc vương được mô tả là kẻ âm hiểm không lẽ không biết đường mua chuộc hoạn quan?

5. Tô vương dù có nóng nảy, nhưng cũng là Hoàng thái tử nha! Chỉ cần phất tay kêu nô tài lui xuống là được, tại sao lại phải gắt lên vụ thử độc chi cho người ta nghi? Mà nhỡ ổng không nghĩ ra thì Lạc vương mưu trí cũng phải dặn dò trước chứ?

6. Hơn nữa ly rượu là được tráo bởi Tô vương, điều này càng phi logic. Vì nếu ly chưa đổ rượu, thì chỉ cần dùng độc bôi lên thôi chứ tráo làm chi cho nó dễ bị lộ. Còn nếu rượu đã đổ vào ly vài lần, thì hẳn là trước đó cũng đã thử độc rồi nên mắc gì ông hoạn quan lại phải thử lại?

7. Thuần vương vừa nghi ly có độc, tự nhiên cầm ly của Hoàng hậu đưa cho Lạc vương là thất lễ. Mà Lạc vương cũng có thể từ chối vì đã có rượu sẵn trong tay rồi! Hơn nữa đối với triều đấu mà nói, chuyện đẩy rượu qua lại cũng chẳng phải mưu cao kế dày gì. Việc khen Thuần vương cao kế nó có hơi hạ thấp hình tượng đã được vẽ nên lúc đầu của nhân vật này.

Tựu chung, nhìn lại thì truyện có nhiều plot hole quá nên cảm giác bối rối nó cứ xuyên suốt lúc đọc. Giọng văn khá ổn nhưng nếu cứ giữ cốt truyện như hiện tại thì quả thực tác giả đang đối mặt với vấn đề lớn. Còn một số lỗi logic khác nữa nhưng khá lẻ tẻ, do vậy chỉ điểm lại những đoạn phi logic bự thôi để tác giả kiểm tra lại và chỉnh sửa tốt hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Asia