ZingTruyen.Asia

Nct Di Ban Nha Neo

Truyện xưa tích cũ lưu truyền rất nhiều dị bản khác nhau về câu chuyện thiện ác của Tấm Cám, trong đó có một dị bản rất lạ lùng mà tôi sắp kể cho các bạn nghe đây: chuyện về chàng Tấm và cậu Cám.

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có một lão phú ông giàu nứt đố đổ vách tên gọi Trung Bổn Du Thái. Tuy giàu nhưng lão này rất keo kiệt và thù dai nên dân làng chẳng mấy ai ưa. Ngoài mặt họ vâng dạ lão nhưng sau lưng liền đem chuyện nói xấu lão ngay. Họ bảo ngày xưa lão Thái cũng chỉ là gã buôn mắm nghèo kiết nhưng nhờ nhiều mánh khóe buôn gian bán lận mà lão phất lên vù vù. Nhiều kẻ sĩ lắm chữ ngay thẳng khinh khi lão Thái ra mặt. Họ gọi lão là kẻ tiểu nhân ngu học, tương lai gia đạo thể nào cũng gặp xui rủi nên lão Thái đâm tự ái nhiều. Hễ có dịp là lão xuống tay hại ngay bọn đọc sách thánh hiền độc mồm này, hại làm sao cho tan nhà nát cửa, cho thành bọn tiểu nhân như lão mới thôi, tệ hơn là phải làm tiểu nhân nghèo rớt mồng tơi nữa.

Năm này qua tháng nọ, lão Thái ngày càng giàu hơn, lại sinh ra được cậu con trai vậy chi đâu thể gọi là xui rủi. Nhưng ở đời đâu ai đoán được hết ý trời. Sau mấy năm sinh con vất vả, vợ lão Thái qua đời. Miệng lưỡi thiên hạ lại được dịp dậy sóng. Họ bảo đấy là cái quả báo cho bọn tiểu nhân ngu học. Nhìn đứa con nhỏ, lão Thái rầu vô cùng. Rầu vì không biết kiếm ai chăm lo cho con, phần nhiều hơn là vì sợ sau này thằng bé lại cũng bị mang tiếng phú hào ngu học như lão. Suy tính hồi lâu, lão quyết dạm hỏi cho được bà đồ Kim về làm vợ.

Bà đồ Kim nổi tiếng đẹp người đẹp nết, lại vừa góa chồng đâu cũng gần 3 năm, gia cảnh thiếu tay đàn ông chăm lo nên lâm vào túng thiếu. Mà thế lại hay! Gì chứ chuyện bỏ tiền ra mua lòng người Thái phú ông đây giỏi nhất. Duy chỉ có một việc khiến lão lấn cấn là việc bà đồ Kim đã có một đứa con trai riêng, tầm 10 tuổi. Chẳng gã đàn ông nào muốn đổ vỏ cả nhưng muốn có mẹ thì phải lấy luôn cả con nên lão Thái đành ngậm bồ hòn làm thinh. Thậm chí lão còn đổi cả họ của con trai ruột sang họ của mẹ kế, thành Kim Đình Can. Người ngoài nhìn vào cứ tưởng lão phú ông vì yêu vợ mà làm thế song thực chất thì lão này đã toan tính rồi. Dòng họ bà đồ Kim đều là mấy tay đọc sách thánh hiền, thân sinh bà là thầy đồ nổi tiếng của làng, chồng trước đã đổ kì thi Hương, chẳng may đoản mệnh mà đâm bệnh rồi chết chứ không, hẳn giờ này cũng thành bậc quan thầy. Đấy chỉ cần con trai lão Thái mang họ Kim, hưởng được những mối quan hệ từ dòng họ mẹ kế, cộng thêm tiền lực của bố nó thì đố thằng nào còn dám khinh khi. Đấy lão Thái tính đến như thế đấy mà ngoài kia ai cũng khinh thường cái đầu óc con buôn ít học của lão để rồi chẳng chóng thì chầy, họ cũng chết tức tưởi dưới bàn tay lão mà thôi.

Kể dong kể dài rồi thì chàng Tấm với cậu Cám ở đâu? Đây! Cậu Cám đích thị là con ruột của Thái phú ông. Tên thật thì như nãy đã giới thiệu - Kim Đình Can, 'Can' trong can trường ấy. Nhưng do ngày bé cậu Can khó nuôi hay bệnh, mẹ ruột sợ cậu bị ma bắt, chết non thành thử gọi bằng cái tên xấu xí chút là Cám. Cái tên vận vào kiếp người hay sao mà cậu cứ như thứ cám gạo rẻ tiền chả ai thèm lấy. Chẳng dũng mãnh, can trường như cái tên thật của mình, cậu Cám là thằng con trai da trắng muốt, mặt hoa mày liễu, e thẹn rụt rè, nhìn là biết không gánh nổi việc gì. Giá cậu mà là con gái thì lão Thái đã được dịp vênh mặt với đời, đằng này...Đã thế cái thằng anh ghẻ của cậu, con riêng của người vợ thứ 2 vừa qua đời ít lâu lại giỏi giang, chăm chỉ, mặt mũi phương phi, bụng một bồ chữ nên bọn đàn bà con gái ai cũng mê. Dù cho lão Thái có đầy đọa nó gian nắng, dầm mưa ngoài đồng, làm việc quần quật, ăn bận thấp kém như một đứa ở đợ thì bà con vẫn ưng thằng Tấm hơn đứa con ruột của lão. Coi có oan nghiệt không chứ!

Tên đầy đủ của cái thằng con ghẻ đó là Kim Đông Tâm nhưng do lão Thái hay có thói quen xéo sắc tên thằng bé trên quãng tám nên nghe như Tấm. Từ đó cái tên Tấm ra đời !!!

"Tấmmmmmmm... ". Lão Thái tru tréo gọi lớn khiến người lão quắp lại, lọt thõm trong cái ghế gỗ chạm khắc đắt tiền.

"Dạ thầy gọi con", chàng Tấm hớt hải chạy lên nhà trên, mặt mũi lấm lem lọ nghẹ.

"Ra dắt cậu Cám vào đây để thầy bảo chuyện với hai đứa. Nhanh nhanh cái chân lên!".

Lão Thái nhìn thấy chàng Tấm lật đật chạy đi miệng liền thở dài như thể mệt nhọc lắm. Lão vương người với lấy ấm trà, rót ra chén, vừa định đưa lên miệng uống thì Tấm đã quay về. Cái sự mau lẹ này khiến lão Thái giật mình sặc nước.

"Con về rồi thầy"

"Rồi cậu Cám đâu?", lão Thái hỏi.

"Dạ, cậu ấy đang đi phía sau ạ"

Lại thở dài, lão Thái đưa chén trà lên nhấm nháp. Ôi có khi lão uống xong chén trà rồi cậu con trai cưng của lão vẫn chưa xuất hiện. Với cái tính nhởn nhơ hái hoa bắt bướm của cậu thì chả bao giờ cậu làm gì mau lẹ được. Lão nhìn chàng Tấm rồi lại thấy khổ sở cho phần kiếp của mình hơn. Vén cái tà áo dài lên, lão Thái moi cái ruột tượng dài ngoằng lận ở lưng quần ra rồi quẳng cho chàng Tấm một đồng kẽm và dặn:

"Mày chạy ù ra chợ đong gạo cho 3 ngày tới, rồi ghé qua mụ Béo mua luôn cho thầy ít thuốc lào xong thì đi liền về thổi cơm rồi lại quành ra đồng bắt tí tôm cá về làm đồ ăn nha con".

Nghe xong, chàng Tấm sức dài vai rộng không hề tỏ thái độ ngao ngán, chỉ từ tốn hỏi thầy vấn đề thiết yếu nhất:

"Dạ bẩm thầy, có 1 đồng kẽm thế này làm sao con mua nỗi từng đấy thứ thầy yêu cầu, chưa kể nhà mình còn nợ tiền gạo của mấy ngày trước, nhiêu đây chỉ đủ trả tiền nợ"

"Thì mày cứ trả nó tiền nợ rồi lại mua chịu nó nữa, có sao đâu".

"Như vậy người ta khinh chết thầy ơi. Ai chả biết nhà mình giàu mà cứ mua thiếu mua chịu vậy hoài người ta thấy mặt con là hết muốn bán luôn".

"Láo! Mày đừng tưởng thầy không biết cái con bé bán gạo ấy mê mày như điếu đổ nhé. Bây giờ mày có mua chịu cả tháng thì nó cũng cho, ở đấy mà lại... Tiền mồ hôi nước mắt của thầy chứ có phải khơi khơi có đâu mà đòi tiêu hoang. Thôi đi nhanh lên, trưa trời trưa trật rồi kìa".

Nói đoạn lão Thái dúi mặt vào xâu tiền yêu quý của lão, lẩm bẩm đến.

"À mà này lát nữa thầy cho cậu Cám ra đồng phụ con bắt cá, con xem nhớ chỉ dạy cậu công việc nhá". Nhìn thấy hàng chân mày chàng Tấm có phần cau lại vì mối phiền phức trước mắt, lão Thái vội trấn an: "Con ráng bỏ công bỏ sức một chút mà làm, cứng tay rồi thầy sẽ để cho con ra quản lý cửa hàng nhà mình. Phải ráng hôm nay chịu cực thì sau này ra đời mới chịu khổ nỗi".

Lão Thái biết chỉ cần nhắc đến cái cửa hàng và cái chức quản lý thì thể nào cũng vỗ yên được thằng con ghẻ kia. Ôi lòng người ấy mà, ai cũng tham sân si như nhau thôi, kể cả cái bọn lúc nào cũng tỏ vẻ ngoan hiền im im.

Đếm xong cái xâu tiền dài ngoằng, cậu con trai cưng của lão Thái mới mò về.

"Này đi đâu từ sáng đến giờ mới về?"

Cậu Cám bẽn lẽn nhìn bố với cái vẻ ngây ngô đến tội.

"Úp úp cái gì trong tay đấy?"

"Thầy xòe tay ra đi, con cho xem!".

Lão Thái làm theo lời cậu con.

"Con thả nó vào tay thầy thì thầy phải úp tay lại liền đấy kẻo nó bay". Cậu Cám vừa nói dứt lời trong khi ông bố còn chưa kịp phản ứng gì thì con bướm sặc sỡ đã tung cánh bay đi.

"Ơ nó bay rồi kìa, sao thầy không giữ lại?"

Lão Thái nhìn cái kiểu chu môi làm nũng của cậu Cám mà tức khí: "Thế sáng giờ mày để thầy mày chờ vêu cả mỏ ra chỉ vì con bướm ấy à?"

Cậu Cám lí nhí đáp "Vâng" rồi chạy ù đến ôm lấy lão Thái thỏ thẻ: "Con bướm ấy đẹp lắm nên con mới bắt về đem khoe thầy. Thầy có biết con đã rình nó từ lúc nó còn là một cái kén xấu xí không?".

Ôi giời ơi, trông cái má phính, cặp môi đỏ và đôi mắt trong vắt của cậu con lão Thái kìa, nó cứ lúng la lúng liếng như thế chỉ khiến người ta muốn cưng nựng, bỡn cợt mà thôi.

"Giời ơi, nam nhi đại trượng phu, mày có thôi cái kiểu ôm ấp ấy không?! Đi qua bên này ngồi nhanh, rồi thầy bảo chuyện".

Cậu Cám thốt một lời "Vâng" nhẹ tựa gió rồi y theo ý bố mà làm.

"Này nhá, bây giờ mày thay bộ áo nâu rồi chạy ngay ra đồng phụ thằng Tấm mò chút tôm cá về nhà làm cơm".

Cậu Cám tròn xoe mắt hỏi: "Sao tự dưng thầy lại bắt con làm thế ạ? Mình anh Tấm làm thì cũng xong hết mọi việc. Anh ấy khỏe như trâu ấy"

"Thì đấy, thằng ấy cái gì cũng biết nên thầy mới bảo mày ra mà học nó. Không nhất thiết phải làm giỏi nhưng tệ nhất cũng phải biết làm thì sau này thầy mới giao cái cơ ngơi này cho mày được, hiểu chưa con?"

"Con ứ ra ngoài đấy đâu, ra đấy các chị toàn bẹo má, ghẹo con không thôi, con ngại lắm".

"Ôi giồi ôi con trai tôi! Lớn từng này rồi mà còn để gái nó chọc. Đấy là lỗi tại mày con ạ. Suốt ngày cứ hái hoa bắt bướm, tâm hồn lửng lửng lơ lơ, nói năng ngẩn ngờ thì con đàn bà nào nó nể. Mày xem thằng Tấm kìa, ăn bận như giẻ rách, tay chân lúc nào cũng luôn việc nhưng mấy cô tiểu thư con quan thầy quan bác toàn tăm tia nó không đấy. Bởi vậy thầy mới bảo con phải đi ra đó mà học thằng anh con đi! Phải làm sao kiếm được vợ giàu vợ sang để nhà mình thêm của, chứ đừng để thầy mày phải vác tiền nhà đi mua vợ cho mày. Ôi nghĩ đến thôi mà thầy đã đau ruột rồi này"

"Đúng là mấy chị ở đầu làng bảo thầy keo kiệt, bủn xỉn chả sai!"

"Mày im ngay thằng con mất dạy! Chả biết tao sống xằng bậy chỗ nào mà sinh ra thằng con đồng bóng như mày. Nhất cái mông lên rồi đi ra đồng ngay, không có ưỡn ẹo, nũng nịu gì nữa hết. Hôm nay mà mày không bắt được nhiều cá hơn thằng Tấm thì biết tay thầy. Đi ngay!"

Đấy chuyện nhà lão phú hộ Thái là thế. Ai trong nhà cũng có nỗi khổ riêng của mình chứ chẳng ai tự dưng lại sanh tâm ác độc cả. Tỉ như vụ cậu Cám trộm cá ở màn sau âu cũng là vì bị thầy cha ép cả.

.

.

.

Ra ngoài đồng nào bùn sình trơn trượt, nào nắng gắt bỏng đầu, cậu Cám nghiễm nhiên là chẳng ham. Cậu úp ngược cái lá sen lên đầu làm nón rồi ngồi xị mặt bên bờ ao nhìn anh Tấm ngụp lặng trong đống bùn sình. Có mấy chị gái đương mò cua bắt ốc gần đấy, trông thấy cảnh hờn dỗi của cậu em trai liền không khỏi động lòng mà buông lời trêu ghẹo.

"Này các chị đừng ghẹo cậu ấy nữa, cậu ấy khóc bây giờ".

Nghe thấy chàng Tấm lên tiếng, cậu Cám vội chạy ra sau lưng anh. Cậu bây giờ đang ngượng chết được với bọn đàn bà con gái ngoài kia. Giá mà thầy Thái hiểu được cho cái nỗi khổ của cậu thì hay biết mấy. Chàng Tấm quay lại nhìn em rồi xoa đầu bảo: "Cậu đừng có làm cái mặt dỗi hờn ấy nữa, chỉ tổ để các chị ấy ghẹo hăng hơn. Để anh dạy cậu cách bắt cá nhá?!".

Chàng Tấm xắn tay áo hộ cậu em rồi dắt tay cậu ra gần giữa ao. Chàng ôn tồn giảng giải: "Việc đầu tiên là cậu phải quan sát mặt nước xem chỗ nào nước động thì nhanh tay ụp cái nơm xuống". Bàn tay gân guốc khỏe khoắn của chàng cắm phập cái nơm xuống lòng ao khiến cậu Cám tròn xoe mắt ngưỡng mộ. "Có cá ở trong ấy, cậu thò tay vào bắt đi!".

Cậu Cám ngần ngại giữ tay nơi miệng nơm liền bị chàng Tấm nắm tay dí vào trong. Nước động và có thứ gì đó đâm vào ngón tay cậu Cám khiến cậu giật mình vội rụt tay ra.

"Đừng sợ, cậu chỉ việc thọt tay vào rồi tóm lấy con cá thôi, nó không cắn đâu".

Phàm những lời trấn an như vậy đều là lời nói dối cả. Cậu Cám cắn răng cắn lợi thò tay vào nơm, tóm đại cái sinh vật đang vẫy vùng bên trong. Rõ là một con cá to, nó giãy đành đạch trong đôi tay yếu ớt của Cám. Cậu hoảng loạn gọi tên chàng Tấm nhờ giúp đỡ. Con cá trơn nhẫy bị bóp mạnh liền phụt ra khỏi tay cậu Cám. Nó rơi trúng đầu cậu, vẫy cái đuôi thật mạnh vào trán cậu như một sự dằn mặt trước khi lặng mất tăm dưới cái ao đục ngầu. Phần Cám bị tấn công bất ngờ, cậu té ngã ngửa, mông đập xuống mặt ao làm nước văng tung tóe. Bọn đàn bà con gái lại được dịp cười ngất ngưỡng.

Chàng Tấm vội kéo em dậy, phủi cái mông đầy bùn sình của cậu em trong khi tai vẫn nghe mấy lời lí nhí than vãn của thằng bé. "Em ứ làm nữa đâu, con cá nó tát em một cú ngay trán này!"

"Rồi rồi, không làm nữa thì thôi. Cậu lên kia ngồi đợi anh, mình anh bắt loáng cái là xong rồi anh em mình về nhé!".

Cậu Cám gật đầu ngoan ngoãn trèo lên bờ ngồi đợi. Chàng Tấm mỉm cười bâng quơ nhìn em. Chàng thừa biết thằng bé ấy sẽ chẳng bao giờ làm được mấy việc tay chân nặng nhọc thế này. Cái số nó sinh ra là để được người ta yêu thương chăm sóc, chiều chuộng nâng niu cũng như cái số chàng đã định là phải làm việc quần quật luôn tay. Chàng chẳng mấy khi trách móc phần số mình bởi đã là nam nhi đại trượng phu thì gánh vác công việc gia đình cũng là lẽ đương nhiên. Song gánh thêm cả mấy chuyện của đàn bà con gái như thổi lửa nấu cơm, têm trầu may vá nhiều khi lại khiến chàng Tấm đâm nhụt chí. Chắc chắn hơn một lần chàng đã nuôi suy nghĩ phản lại người bố dượng nhưng cứ nghĩ đến cái ơn bố cưu mang hai mẹ con Tấm khi xưa, cái đạo của bậc quân tử đọc sách thánh hiền luôn phải thờ Chúa (vua) kính cha khiến Tấm không dám quá phận. Chàng cứ thế mò từng con tôm, bắt từng con cá cho vào rổ với hi vọng một ngày kia người bố dượng của chàng sẽ giữ lời hứa mà cho chàng được ra đời vẫy vùng lập nghiệp như bao gã nam nhi khác.

Mặt Trời đã lên gần đỉnh đầu và cái ao nhốn nháo ban nãy đã chìm vào yên ắng. Cậu Cám vì hóa giải cơn hờn giận của mình mà đánh một giấc ngủ sâu giờ cũng đã choàng tỉnh. Cậu ngơ ngác nhìn quanh, cố nhớ xem mình đang phải làm gì ở cái chốn đồng ao oi bức này. Cậu thấy cái rổ cá đầy ắp của chàng Tấm và nụ cười mãn nguyện của chàng liền sực tỉnh. Cậu Cám đây vốn vẫn chưa bắt được con cá nào. Cậu liền nghĩ đến lão Thái đang chờ mình ở nhà. Nét mặt cậu từ trong veo chuyển sang co rúm rồi giãn ra thành một loại thần thái mới mà tôi chẳng biết sao để miêu tả với bạn cả. Có một thứ gì đó lóe lên nơi khóe mắt cậu Cám.

"Anh Tấm ơi!", giọng cậu Cám hơi lạc đi vì lên quá cao, "Đầu anh lấm, anh hụp cho sâu, kẻo về nhà thầy mắng".

"Không mắng đâu, thầy Thái thì có bao giờ quan tâm đến chuyện sạch bẩn"

"Vậy anh không biết rồi, mấy nay thầy đang chiêm cô nào đó nên ăn ở thơm tho, láng cóng. Em bảo trước để kẻo về anh lại bị mắng oan".

Tổ sư cậu Cám chứ lão Thái mà biết cậu bịa chuyện thế này lão đánh cậu chết. Từ lúc người vợ thứ hai mất, lão có chiêm chuột ai nữa đâu. Bởi lẽ cái việc ấy là cái việc tốn kém, mà phàm những sự gây tốn hao tài sản của lão thì lão nhất quyết không làm. Thôi thì tôi và các bạn cứ tạm giữ bí mật này cho cậu Cám vậy, kẻo cậu bị bố rủa chết thì tội.

Lại nói về chàng Tấm, chàng tin hoàn toàn vào vẻ mặt ngây thơ và lời nói của cậu Cám nên chàng ra đến tận giữa ao, lựa chỗ nước trong mà tắm gội. Nhân lúc ấy, cậu Cám, như các bạn đã biết liền vội trút hết tôm cá của Tấm vào rổ mình rồi chạy ù về nhà. Trước khi quay lưng đi, cậu Cám không quên khoanh tay cúi đầu xin lỗi anh trai vì hành động xằng bậy này.

Tắm xong trắng trẻo sạch sẽ, chàng Tấm tìm lên bờ liền phát hiện rổ cá trống trơn, lại không thấy cậu Cám đâu, chàng mới vỡ lẽ mình đã bị cậu em ngây ngô lừa. Chàng muốn quay về nhà ngay để mắng cho cậu em một trận rồi mách chuyện cho ông bố dượng nghe. Nhưng khổ nỗi chàng biết ông ta sẽ không bao giờ đứng về phía chàng. Cái uất này chàng càng chẳng thể đem kể với ai, lại càng không thể báo quan thầy xử kiện bởi chàng đâu có chứng cứ nào đâu. Càng nghĩ chàng càng uất. Càng uất cái lưng còng cả buổi mò mẫm tôm cá trong ao càng nhức đau. Tất cả những thứ ấy đã đẩy cơn phẫn nộ của chàng Tấm lên cực điểm. Không có đường giải tỏa, nó ứa ra thành nước mắt. Một đấng nam nhi đại trượng phu như Tấm đây thế mà cũng có ngày bật khóc!

Một tiếng bụp nhỏ vang lên trong cảnh trời trưa lim dim, lát sau lại có tiếng hỏi: "Tại sao con khóc?"

Chàng Tấm giật mình quay phắt lại liền phát hiện một gã con trai tầm tuổi mình, toàn thân bận áo dài trắng, tóc bới củ tỏi, tay cầm phất trần, rõ là không bình thường.

"Ngươi là ai?", chàng Tấm hỏi.

Ngớ người vài khắc, gã kia lặp lại câu nói cũ: "Tại sao con khóc?".

Chàng Tấm bắt đầu dò xét kẻ dị nhân. Gã này có một vết sẹo hình bông hoa ở đuôi mắt, da trắng, quai hàm sắc cạnh, tướng người loắt choắt, lại thêm cái mặt có phần ngẩn ngờ kia thì chín phần cũng thuộc kiểu điên điên như cậu Cám.

"Ngươi muốn gì? Ở đâu ra đây?". Chàng Tấm lớn tiếng, tay vớ vội cái áo che đi bờ vai to rộng của mình.

"Mặc...mặc áo vô đi rồi nói chuyện, để vậy ta phân tâm lắm".

Chàng Tấm khoác vội áo vào người, lại tiếp tục hỏi: "Rốt cuộc ngươi là ai?".

"Ta là Bụt"

"Ngươi tên Bụt hả?"

"Không... ừ mà cũng đúng. Là Bụt, ông Bụt đấy, cái ông hay đi hỏi người ta 'tại sao con khóc' trong mấy câu chuyện cổ tích ấy".

"Ông gì mà mặt mày láng cóng, tóc tai đen lay láy thế kia?"

"Ờ thì...cũng có Bụt này Bụt nọ chớ. Mấy ông râu tóc bạc phơ là thuộc phái thủ cựu. Mấy ổng già rồi nên không còn đấu tranh nhiều nữa. Còn ta là Bụt trẻ của ban hội Bình đẳng và Công lý". Thấy mặt chàng Tấm nghệch ra, Bụt đành chốt câu cuối: "Tóm lại thì... Bụt nào cũng sẽ hỏi câu 'tại sao con khóc' hết".

"Thế ngươi có phép thần như mấy ông Bụt râu tóc bạc phơ không?"

"Giời ơi, cả đời làm Bụt của ta chưa bao giờ gặp kẻ nào hỏi nhiều và đa nghi như ngươi ấy", vừa lèm bèm trách móc, Bụt vừa ẩn hiện thân mình ở nhiều chỗ để chứng minh. "Đấy hiện ra hiện vô như vậy ngươi đã hài lòng chưa?"

Lúc này chàng Tấm mới mừng rỡ reo vui: "Ôi thế hóa ra ta đã gặp được Bụt rồi, hẳn là ngài sắp ban cho ta điều ước đúng không?"

Bụt chưng hửng lần hai, ngài ta xìu giọng bảo: "Cái đó còn tùy".

"Vậy chứ ngài đến tìm ta làm gì?"

Bụt ta thở dài, ngồi phịch xuống đất, tay chống cằm chán nản nói: "Là để hỏi 'vì sao con khóc'. Vậy mà từ nãy đến giờ ngươi vẫn không chịu trả lời thì chừng nào mới hết được cái màn này?!"

Chàng Tấm nhìn cái dáng người thu lu một cục nhỏ thó của Bụt mà nổi hứng trêu ghẹo. Chàng ngồi xuống cạnh Bụt rồi hỏi: "Vậy khi ta trả lời xong thì ngài có ban điều ước cho ta không?"

Bụt ta tức giận, phẩy cây phất trần túi bụi lên đầu chàng Tấm mà mắng: "Kẻ như ngươi không xứng để đóng vai thiện nam hiền lành, ôi giồi ôi, ngang ngạnh đến thế này là cùng. Ngươi tưởng ta thích hỏi cái câu 'vì sao con khóc' lắm hả?! Ta phát ngán chuyện phải đi nghe mấy lời kể khổ sụt sùi của các ngươi lắm rồi. Nhưng đó là việc của ta thì ta vẫn phải làm. Một ông Bụt quyền năng như ta còn phải cắn răng làm những chuyện mình không thích thì lấy gì một kẻ phàm nhân như ngươi lại đòi quyền thay đổi mệnh trời. Ở đó mà ước với chả nguyện".

Chàng Tấm lăn ra cười trước cơn bốc hỏa của Bụt. Đời chàng chưa bao giờ mơ đến chuyện gặp Bụt, lại càng không thể tưởng được có thể gặp một lão Bụt lạ lùng đến như này. Chàng xoa lưng, vuốt ngược cơn nóng giận cho Bụt rồi thành thật bảo:

"Số là ta vừa bị thằng em trai lừa trộm mất cá mà thằng ấy thì có gương mặt ngây ngô, ngẩn ngẩn giống Bụt ấy nên ta sợ lại bị lừa lần nữa, thành thử phải hỏi cho kỹ càng, mong Bụt bỏ qua cho. Dù có là thiện nam đi nữa thì cũng không nên phạm sai lầm hai lần trên cùng một lỗi, như vậy người đời lại chửi ngu cho thì khổ".

Bụt ta vẫn làm thinh, tay vuốt vuốt phất trần ra chiều còn dỗi lắm.

"Chuyện của ta chỉ có thế, nghe xong rồi giờ Bụt tính làm gì?", chàng Tấm nói.

"Ơ, không kể lể sướt mướt gì thêm sao?! Chuyện gì đâu mà ngắn ngủn, nghe chẳng thương tâm tí nào, chẳng đáng để ngươi phải ứa nước mắt tới thế".

"Thì sống trong cái bất công riết cũng quen, lâu lâu ức quá thì ứa nước mắt vậy thôi chứ có kể lể thêm nhiều thì ngài Bụt cũng đâu thay đổi được gì". Ngay lập tức Bụt liếc chàng Tấm một nhát muốn đứt mặt. "Ôi sự đời, chỉ toàn trò trêu ngươi cho những con người thiện lành. Nhiều khi ta tự hỏi không biết trên đời này có còn công lý hay không", chàng Tấm ca thán.

"Thiên cơ bất khả lộ. Việc của ngươi là cứ giữ vững lòng thiện lành, trái tim chính trực, công bình với mọi sự thì cái phúc lành cũng sẽ tự tìm đến người thôi", Bụt trịnh trọng nói. "Ở trong cái rổ ấy vẫn còn một con cá Bống, ngươi đem về thả xuống giếng nuôi. Mỗi bữa nhớ cho nó ăn đủ, mỗi lần gọi nó ăn thì kêu 'Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người'. Ngươi cứ gọi như thế, như kiểu ám hiệu ấy là con cá sẽ tự trồi lên ăn. Cái con Bống đó nó thân thiện như chó vậy nên nhiều khi cũng dễ bị dụ..."

Xem chừng vị Bụt trẻ này có phần dở hơi nên chàng Tấm khó mà vâng phục răm rắp được.

"Vườn nhà bố tôi có nuôi nhiều loại thú cưng lắm, sao tự dưng lại phải nuôi thêm con Bống này nữa?!"

"Đa nghi quá không tốt đâu nhá chàng trai, đặc biệt là nghi ngờ lời Bụt nữa thì càng không nên. Ta bảo, ngươi nuôi con Bống đó, rồi mỗi ngày trò chuyện với nó, đặc biệt là khi đang gặp sự uất ức thì càng nên giãi bày với nó để hạn chế bệnh trầm cảm cho ngươi"

Đúng là lời của người cõi trên thì có phần không thể thấm nhuần nổi mà!

"Trầm cảm?", Tấm nheo mắt hỏi.

"Ờ thì... là một căn bệnh. Tầm trăm năm sau thì bệnh này phổ biến lắm. Bệnh này dễ khiến người ta nghĩ quẩn, thành thử ra ngươi nhất thiết phải nuôi con Bống kia cho thật tốt".

Cảm thấy không nên quá nghi ngờ vào những sự màu nhiệm, chàng Tấm gật đầu vâng lời.

"Vậy nhé, thôi ta đi đây".

Chưa kịp biến đi, Bụt đã bị chàng Tấm níu vạt áo dài.

"Lần sau nếu ta khóc ta sẽ vẫn gặp ngài chứ?"

"Ừ, gặp! Kiếp này của ngươi sẽ chỉ có mình ta phụ trách thôi".

"Vậy là còn những Bụt khác nữa à?". Bụt gật đầu. "Vậy ngài có tên gọi khác để phân biệt với những người kia không, hay cứ gọi là Bụt hết?"

"Ta họ Lý, nhưng Bụt thì cứ gọi là Bụt thôi, phân biệt làm gì vì ông nào cũng đều nói 'vì sao con khóc' cả thôi".

"Nhưng chắc chẳng có mấy ông lại có cái vẻ ngoài trẻ và ngẩn như ngài. Ta gọi ngài là Bụt huynh nhé!".

Bụt ta im lặng hất cây phất trần rồi biến mất.

Vị Bụt họ Lý ấy cứ cố hành động như thể bản thân sẽ quên mất tên người phàm kia chỉ sau cái phất tay nhưng sự lạ lùng của chàng trai tên Tấm họ Kim ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của Bụt ta mất rồi.

.

.

.

Trầm cảm - một căn bệnh dễ khiến người ta nghĩ quẩn. Chà, có lẽ chàng Tấm sẽ chẳng bao giờ nghĩ quẩn đâu vì trong đầu chàng đã dựng sẵn các mục tiêu rõ ràng và vững chắc. Vì chúng chàng tin mình có thể chịu đựng được tất cả. Chàng còn quá trẻ để phải cùng quẫn, bí bách. Thế nhưng việc nghe lời Bụt nuôi một con cá Bống dưới giếng cũng là một ý hay. Bạn biết đấy những chuyện mắm muối mỗi ngày nhiều khi dễ khiến người ta cục xúc lắm. Chưa kể chàng Tấm còn phải chịu đựng cái tính khí cay nghiệt của ông bố dượng, những trò ngây ngô nhưng nhiều khi rất đáng sợ của cậu em trai. Tất cả những bức xúc nho nhỏ mỗi ngày ấy đều được chàng thả xuống giết hết. Và con Bống nằm dưới giếng ấy cứ vẫy đuôi bơi vòng vòng như đang đốp lấy từng nỗi muộn phiền của chàng.

Chàng Tấm nuôi con Bống như một bí mật nho nhỏ của chàng, nhưng bí mật dẫu có giấu kỹ đến nhường nào thì một ngày kia cũng sẽ bị phát giác, và đó là lúc cậu Cám rình thấy được những hàng động quái lạ của anh trai. Thiệt ra thì cậu cũng chẳng có ý xấu gì, cậu chỉ tò mò vì sao dạo này anh trai không thèm chơi với cậu nữa mà cứ dành thời gian ngồi soi mình bên giếng nước. Lựa lúc anh đi vắng, cậu chạy vội đến miệng giếng, chồm đầu xuống ngó nghiêng. Quái lạ, rõ là chỉ có cái bóng của cậu Cám trong ấy chứ có cái gì nữa đâu mà anh cậu cứ say mê nhìn ngắm mỗi ngày. "À phải, anh ấy còn nói chuyện nữa, hay là mình thử xem!". Nghĩ thế cậu Cám nở nụ cười ngơ ngẩn rồi chào cái bóng của mình dưới nước. Cái bóng ấy cũng chào lại khiến cậu Cám vui mừng tiếp lời:

"Tớ tên là Cám, cậu tên gì?". Cậu Cám nghiêng nghiêng đầu, chớp mắt chờ đợi cái bóng trả lời song nó chỉ chớp mắt nhìn lại cậu chứ chẳng đáp lời nào.

"Ơ, thế là cậu không nói chuyện được à, buồn thế!". Cậu Cám chống tay bợ cằm, mắt tròn xoe nhìn cái bóng. "Nếu người dưới ấy đã không nói chuyện được thì việc gì ngày nào anh Tấm cũng ra đây thủ thỉ thù thì, nói chuyện một mình đâu có vui". Cậu Cám kiễng chân, cố chồm người sâu xuống giếng cốt sao chạm được bóng người dưới đấy. Người kia cũng gắng vương lên chạm tay cậu. Ngay khi ngón tay Cám chạm vào mặt nước, người ở dưới tan biến đi. Cùng lúc ấy có ai đó cố lôi ngược cậu Cám lại.

"Cám, mày làm cái gì vậy con?! Có chuyện chi từ từ nói với bố, sao lại lao đầu xuống giếng thế này?"

Cậu Cám ngơ ngác nhìn lão Thái rồi chỉ tay thẳng xuống giếng bảo: "Có người ở dưới giếng đấy bố ạ".

Da gà da vịt lão Thái nổi hết cả lên. Chẳng lẽ có cô hồn các đảng nào ghé thăm nhà lão. Chết thật!

"Thế người ấy ngoắc con xuống đấy à?"

Cậu Cám lắc đầu: "Người đó muốn chạm vào con nên con mới chìa tay xuống".

"Mày điên hả con?!", vừa quát lớn, lão Thái vừa kéo cậu con trai về phía mình. Mặt lão tái mét, miệng mồm lắp bắp: "Thế người ấy trông ra sao? Tóc dài bận đồ trắng hả? Rồi có mắt mũi đàng hoàng không?".

Cậu Cám ngây ngô kéo tay bố ra sát giếng. "Này bố nhìn đi!"

"Ối giồi đất ôi, mày điên hả con?". Trong cơn hoảng sợ, lão Thái la lớn, lấy tay che mắt. Lão biết thế nào cũng có ngày này nhưng lão không nghĩ những người bị lão hại khi xưa lại tìm lão đòi mạng sớm đến vậy.

"Ôi, người ấy trở lại rồi nè bố!"

"Mày không biết sợ hả Cám? Bộ người dưới ấy trông không tởm à?"

"Người đó có hai chiếc răng thỏ bố ạ, ơ...kìa, còn có một bố nữa ở dưới này này"

Lão Thái trợn ngược mắt, thu hết can đảm nhìn xuống giếng.

"Ôi giồi ôi, Cám ơi là Cám, bố tưởng mày chỉ có vẻ ngoài cà lơ phất phơ thôi chứ, sao nay cả đến trí não cũng tưng tưng thế con. Mày muốn dọa chết bố à?!"

"Nãy giờ toàn bố tự la chứ con có làm gì bố đâu"

"Con ơi là con, mày không biết hai đứa ở dưới là bóng của tao với mày à? Mày cứ nói chuyện như kiểu bị thánh dựa ấy, hú hết cả hồn"

"Ơ, thánh dựa là gì?

"Là bị người cõi âm nhập đấy con. Đã bảo mày đi ra ngoài học chút kiến thức cho bớt ngu mà lại..."

"Thế thì anh Tấm cũng bị người cõi âm dựa rồi bố ạ!". Cậu Cám kéo tay bố ngồi chồm hổm xuống, liến thoắng kể: "Dạo này anh ý toàn ra giếng ngồi nói chuyện một mình thôi, thậm chí ảnh còn mang cả cơm ra vừa ăn vừa nói luôn ấy. Bố coi ghê chưa!"

"Ơ lại còn có cái tật ấy à?"

"Vâng con nói thật đấy. Bố chờ con tí, con làm cho bố coi!"

"Ơ này, mày chạy đi đâu đấy?". Lão Thái gọi với theo cậu Cám khi cậu chạy ù vào bếp. Thoáng cái, cậu chạy ra với tô cơm trên tay.

"Đây này bố, anh ấy hay mang cơm ra giếng giống con vậy này, rồi ảnh ngồi lên thành giếng, bốc mấy hạt cơm rãi xuống", vừa nói cậu Cám vừa diễn tả theo. Đoạn cậu liếm mấy hội cơm dính trên tay, nhai nhồm nhoàm.

"Nó vừa rãi xuống giếng rồi vừa ăn vậy hả con?"

"Dạ, không, tại tay con dính cơm nên phải ăn cho sạch ấy mà!". Cậu Cám cười trừ lại nói tiếp. "Anh Tấm vừa rãi cơm vừa nói chuyện. Để con nhớ xem, anh nói... hôm nay tao cày như trâu như chó ấy mà chỉ được ăn mỗi một bát cơm thừa". Lão Thái nghe như ai đang chọt tai mình. "Rồi anh ấy nói... hôm nay bị mụ bán gạo chửi nát mặt, chửi gì... thứ phú ông keo kiệt, bủn xỉn, người đã khô quắt khô quéo rồi mà có mấy đồng bạc lẽ cũng không dám bỏ ra. Chù một ngày bọn trộm nó rinh hết của nải nhà lão đi cho biết mặt".

"Ôi giồi ôi, thằng khốn nạn! Có đúng là thằng Tấm nó nói như thế không?"

"Dạ đúng, chính tai con nghe mà! Anh ấy còn nói... à... dạo này bố dượng ở bẩn lắm, có bộ đồ bận ba ngày chưa thèm giặt, eo ơi tiết kiệm gì mà bốc mùi đến thế!".

"Tấm... mày ở đâu về đây cho tao!! Cái thứ phản trắc dám đơm điều đặc chuyện nói xấu bố nó!"

"Con thấy anh ấy nói đâu trật phát nào đâu bố"

"Mày im ngay, mày có phải là con ruột tao không hả? Rồi...rồi nó còn nói cái gì nữa?"

"Để con nhớ xem... à, anh ấy nói câu này lạ lắm bố à. Anh ấy sẽ đứng lên, đi vòng quanh giếng như này này, vừa rải cơm vừa nói 'bống bống bang bang...lên ăn... cơm vàng cơm bạc nhà ta... ơ... rồi...chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người".

Cậu Cám vừa dứt lời, nước giếng liền nổi bong bóng sùng sục và rồi một con cá từ từ bơi lên đốp mấy hạt cơm của cậu Cám.

"Ôi bố ơi có con gì thật này!"

Lão Thái vội chạy đến xem sự lạ. Hóa ra là một con cá Bống! Và hóa ra cái bí mật của thằng Tấm là lén lút giấu bố nó nuôi một con cá Bống.

"Hóa ra...", lão Thái tay chống hông, cắn môi suy nghĩ.

"Hóa ra sao bố?", cậu Cám hỏi.

"Này bố bảo, sau này mà mày quản lý gia nghiệp nhà mình mày phải nhớ trông chừng mấy cái thằng im ỉm hiền hiền như anh Tấm của mày ấy. Nó tâm cơ lắm con! Đấy bây giờ nó âm thầm nuôi một con Bống nhá, rồi mấy bữa nữa nó lôi về thêm một con Bống cái, nó để hai con Bống bang bang nhau và thế là có một đàn Bống con. Rồi chả mấy chốc nó sẽ có cả một đàn cá Bống ở dưới giếng nhá, rồi nó sẽ bắt đem ra chợ bán, rồi nó lĩnh tiền một mình trong khi nó lấy cơm nhà mình để nuôi cái đàn Bống của nó. Đã thế nó lại còn đi nói xấu bố với đàn bống của nó nữa. Ối giời cao đất giày ơi, ông ngó xuống mà xem! Bởi thế tôi mới chẳng ưa được cái thằng Tấm ấy".

Sổ ra một tràn tức giận, lão Thái nắm quần kéo áo, đi lại vòng quanh, suy suy tính tính một hồi liền nói:

"Đã thế bố phải dạy cho thằng oắt ấy một bài học. Này nhá, bây giờ mày vịnh bố, để bố bắt cái con Bống ấy lên, hiểu không?"

Cậu Cám gật đầu nhưng vẻ mặt lại chưa thông lắm. "Nhưng bố bắt con Bống lên làm gì, nó sẽ chết đấy"

"Nó chết thì tao sẽ làm món Bống kho quẹt cho mày ăn".

"Eo ôi, mặn quéo lưỡi ấy! Nhưng mà bố làm thế thì anh Tấm sẽ chẳng có ai để nói chuyện dưới giếng nữa, ảnh sẽ buồn đấy"

"Tao sẽ cho nó buồn thúi ruột thúi gan luôn, ở đó mà dám qua mặt bố"

"Bố cay nhễ! Nhưng như vậy cũng hay, anh Tấm sẽ có thời gian nói chuyện lại với con. Nào bố, bố xuống giếng bắt con Bống liền đi!".

Nói đoạn, cậu Cám mạnh tay đẩy lão Thái xuống giếng khiến ông mém nữa là nhào đầu vào chỗ chết.

"Thằng chết giẫm, mày muốn giết bố à?! Bố bảo mày đứng vịnh bố để bố chồm xuống dưới bắt con Bống lên chứ không phải kêu mày đẩy bố xuống giếng, hiểu không?"

"Dạ hiểu"

"Này, vịnh ngay hông bố này, vịnh cho chắc ấy!". Cảm thấy bàn tay của cậu con thật lơi lỏng, lão Thái quay lại hỏi lần nữa, "Mày làm được không Cám? Mày phải nhớ là mày chỉ có duy nhất một ông bố này thôi, tao mà rớt xuống dưới là không có ai nuôi ăn, dỗ ngủ mày nữa đâu đấy"

"Thế thôi để con bắt con Bống cho, bố vịnh con đi cho chắc ăn. Dù sao tay chân con cũng dài hơn bố"

"Cái thằng..."

Dù mắng cậu con nhưng lão Thái vẫn rất hài lòng với sự "hi sinh" hiếm thấy này.

"Mày bắt được không con?". Lão Thái hỏi vọng trong khi hai tay nắm chặt eo cậu con. Một chân lão gác lên thành giếng, một chân trụ vững xuống đất. Cả thân người lão ngã về phía sau tạo lực đối trọng với thân người chồm xuống giếng của cậu Cám.

"Được bố ạ... anh Tấm dạy con bắt cá rồi".

Hì hục một hồi cậu Cám cũng bắt được con Bống nhưng khốn thay lão Thái bỗng trượt chân khiến một chiếc guốc của lão rơi xuống giếng. Lão nhìn chiếc guốc chìm sâu dưới mặt nước mà than khóc:

"Ối giồi ôi chiếc guốc của tôi, chiếc guốc thân thương quý mến của tôi, chiếc guốc đã theo tôi cả ba năm trời nay, cớ sao mày lại rơi xuống giếng thế này, oan nghiệt quá đi thôi. Giờ còn mỗi một chiếc ở lại thế này thì biết làm sao? Vứt thì tiết chết mà sài thì sao được đây. Ôi oan nghiệt quá mà! Guốc ơi mày trồi lên lại đi guốc ơi!".

Thấy bố mình than khóc dữ quá, cậu Cám vớt luôn chiếc guốc còn lại quăng nốt xuống giếng. "Thế giờ bố không phải phân vân thương tiếc nữa nhé. Mau vào trong làm Bống kho cho con đi!".

"Ôi giồi ôi guốc của tôi, sao mày dám vứt tiền của bố xuống giếng thế hả, ôi thằng trời đánh, ôi...".

Lão Thái vừa than van vừa để mặc cậu Cám lôi vào nhà.

Vậy là một con Bống của chàng Tấm đổi lấy cặp guốc của lão Thái, chả biết như vậy có đáng không nữa?!

.

Nói về phần chàng Tấm, sau khi đọc thần chú mà chẳng thấy Bống đâu, chỉ thấy cặp guốc lão Thái lềnh bềnh nổi lên, chàng hiểu ngay là con Bống của mình đã bị bố dượng giết hại. Chàng tức lắm và liền nghĩ đến Bụt. Có thể ngài ấy chẳng giúp chàng thay đổi được gì nhưng chí ít chàng cứ muốn gặp để giải bày niềm đau với Bụt đã. Thế là chàng mặc nhiên để nước mắt ứa trào.

*Bụp*.

Chàng Tấm biết là Bụt đã xuất hiện nhưng sao ngài ấy không nói năng gì? Tấm ngoái đầu nhìn.

"Sao ngài không hỏi ta câu đó?"

Bụt giương quả mặt ngẩn ngờ hỏi lại: "Câu gì?"

"Tại sao con khóc?"

Bụt ta trề môi, càm ràm: "Thủ tục thế. Lần trước hỏi mỏi cả mồm mà ngươi có thèm nói gì đâu".

"Đấy là việc của Bụt, dù thích hay không thì cũng phải hỏi chứ!"

Bụt ta dẫu mồm, đưa tay gãi gãi cổ, cưỡng ép nói: "Ơ thì...tại sao con khóc?".

Được câu mở lời chàng Tấm kể một hơi một mạch nỗi bức xúc trong lòng mình. So với lần gặp đầy nghi ngại đầu tiên thì lần này chàng Tấm có vẻ thoải mái hơn nhiều, phần cũng vì thói quen tâm sự với Bống mà thành. Những tưởng Bụt sẽ khoái chí hăm hở nghe, nào ngờ Bụt ta chỉ lơ đễnh dõng tai lên cho có lệ, tay chân lại nghịch cây phất trần, hết tết đuôi sam lại chải chuốt, cột bới các kiểu cho nó.

"Này thế rốt cuộc là có nghe người ta nói không ấy hở?"

"Biết rồi, khổ lắm, nói mãi"

"Ơ, chính ngài kêu người ta nói rồi bây giờ lại tỏ thái độ hững hờ thế là sao? Bụt gì kì vậy?"

"Đã là Bụt thì người ta đã biết chuyện lâu rồi, cần gì phải nghe. Để ngươi nói như vậy cũng là... thủ tục thôi".

"Thủ tục hay không thì cũng phải làm cho đàng hoàng chứ. Này nhắm có làm được việc nữa hay không thì nghỉ đi. Bụt chi mà ỡm à ỡm ờ!".

"Này nhá, cuộc đời làm Bụt của ta chưa bao giờ gặp thứ phàm nhân nào xéo xắt như ngươi đấy. Thật ta không hiểu vì sao ngươi lại được chọn đóng vai thiện nam luôn ấy".

Thế là lúc này một phàm nhân và một vị thánh thần lao vào cuộc cãi vã không hồi kết. Có một điều lạ là cứ khi chàng Tấm gặp Bụt thì chàng sẽ quên hết mọi đau buồn để lao vào cuộc đấu khẩu tay đôi với Bụt. Thế thì coi như Bụt ta, phần nào, cũng hoàn thành nhiệm vụ làm vơi bớt sầu muộn cho nhân loại.

"Thế thôi, kể xong rồi đấy, ngài về đi cho sớm, đã không có tâm làm việc rồi thì có nán lại cũng bằng thừa".

Vừa nói chàng Tấm vừa sải dài chân đi về phía bếp. Đằng sau Bụt chạy theo thả mấy lời móc mỉa .

"Nhớ đuổi nhá, nhớ nhá, lần sau ý, mà có khóc lóc kiểu chi ta cũng không thèm xuất hiện đâu nhá!"

"Ừ, ứ thèm khóc nữa. Bụt gì đâu có hiện ra cũng chả giúp được tẹo nào"

Chàng Tấm giở nắp nồi chè đang nhẹ tỏa khói, lấy vá khuấy vài đường làm mùi thơm dậy lên khắp bếp. Bụt chun mũi ngửi rồi mềm giọng hỏi: "Này đang nấu chè hả?"

Chàng Tấm chỉ liếc nhẹ Bụt chứ chả thèm đáp. Thế mà Bụt ta vẫn mặc kệ kiểu thái độ lạnh lùng kia, tiến đến gần Tấm, khua tay múa chân, bày hẳn vẻ mặt đáng yêu của loài mèo mà xin xỏ:

"Cho xin một chén đi, nhá!"

Chàng Tấm phì cười, không nghĩ rằng một người được gọi là Bụt lại có thể vì miếng ăn mà trở nên ngoan yêu đến vậy. Chàng cẩn thận múc đầy một chén chè rồi đưa cho Bụt.

"Ăn từ từ kẻo nóng"

"Cảm ơn". Lúc này Bụt ta trông như đứa trẻ lên ba, sung sướng thưởng thức phần quà của mình mà quên hết mọi sự sân si ở đời.

"Bộ sáng lên sở làm chưa ăn sáng hả?", chàng Tấm hỏi.

"Cần gì, người ta là Bụt mà, ăn uống chi". Bụt húp sột soạt chén chè, mắt không thèm nhìn người bên cạnh. "Tại người ta... mê đồ ngọt, mê lắm luôn ý. Ngồi xuống đi, để kể cho nghe!".

Tấm cười cười, ngồi xuống, chăm chăm nhìn vị Bụt họ Lý. Có lẽ chàng thích một vị Bụt như vầy hơn là mấy ông Bụt râu tóc bạc phơ, chỉ mở miệng nói được câu 'tại sao con khóc'.

"Ai thấy Bụt thần thông quãng đại chứ thật sự ý làm Bụt cũng mệt lắm. Nào thì một đống quy tắc này, nào thì xã giao với đồng nghiệp rồi thì luôn phải tỏ ra thâm sau trước mặt phàm nhân nữa, ôi nhiều thứ mệt não lắm, cho nên ta mới khoái ăn ngọt vì cái vị của nó khiến ta cảm thấy cuộc đời này vẫn còn nhiều sự đáng yêu. Ở phòng riêng của ta ấy có hẳn một hộp đựng toàn bánh kẹo mà ta sưu tầm được. Ta còn ghi lên nắp hộp là 'hộp đồ ngọt của Lý Thái Dung'

"Đó là tên thật của ngài?"

"Suỵt! Lỡ mồm kể rồi nhưng ngươi hãy quên đi nhá, cứ kêu ta là Bụt thôi. Kêu tên húy của ta là phạm luật đấy, ta còn bị trừ bổng lộc nữa cơ"

"Ơ thế thì làm Bụt cũng có khác gì làm người nhỉ?!"

Bụt ta nhún vai rồi quay về với chén chè thơm ngọt của mình. Đang vui vẻ là thế, bỗng đâu tiếng cậu Cám vang lên:

"Anh Tấm ơi anh Tấm!!"

Chàng Tấm vội vội vàng vàng đứng chắn trước mặt Bụt. Đằng sau tiếng Bụt thì thầm: "Không cần che đâu, đồ ngẩn, ta tàng hình rồi, ta là Bụt mà".

Chàng Tấm nhỏ giọng đáp trả: "Nhưng cái chén chè thì không tàng hình được".

Chà, nếu bạn nhìn thấy cảnh tượng lúc này chỉ sợ tóc gáy lại dựng lên. Đằng sau lưng Tấm, một chén chè đang lơ lững giữa không trung. Đã thế cái muỗng chẳng ai cầm nhưng vẫn tự nhiên xúc đầy chè rồi trôi chầm chậm đến một điểm vô hình nào đấy và rồi nước chè cạn mất. Kể cả khi bạn không thấy gì thì tiếng húp sột soạt vẫn đủ để thót tim.

"Ối, xin lỗi!", Bụt đáp rồi đặt chén chè xuống đất vừa kịp lúc cậu Cám ló đầu vào.

"Anh đang nói chuyện với ai vậy?", Cám hỏi.

"Có ai đâu... ờ... anh tự nói một mình ý mà".

Mất hẳn cái vẻ ngây ngô, ánh mắt cậu Cám trở nên tinh quái khi cậu đi khắp bếp dò xét. Có lẽ cậu đang cố tìm thêm một con Bống nào đấy đang ẩn mình gần đây. Cậu nhìn thấy chén chè rồi bật cười tinh quái:

"Em biết rồi nhá, anh đang ăn vụn chè đúng không?"

"Anh..."

"Em sẽ không nói với bố đâu, em thề đấy!". Cậu đưa tay quệt lưỡi rồi giơ ra trước mặt, "Em thề! Chỉ cần anh hứa ngày mai sẽ đi chơi với em"

"Anh hứa"

Cậu Cám nhúc nhích ngón tay vừa dùng để thề nguyền, hất mặt về phía chàng Tấm có ý bảo chàng làm theo. Dù chẳng mấy thích cái trò không hợp vệ sinh này, chàng Tấm vẫn miễn cưỡng đưa tay quệt lưỡi hạ quyết tâm: "Anh hứa!".

Nhận được lời hứa chắc nịt như thế, cậu Cám vui vẻ trở lên nhà trên. Trước khi rời đi cậu đưa lại cái đĩa còn trơ phần đầu và đuôi cá cùng phần xương thân mà bảo:

"Thầy dặn em chừa phần cá này cho anh ăn với cơm ấy ạ"

Ôi, coi có độc ác không cơ chứ! Lão Thái đã thịt thú nuôi của người ta rồi nay còn để lại phần xương mời dùng. Thật cái nghiệp này lão Thái khó mà giải hết được.

"Này này, ngươi phải xem chừng thằng bé ấy đấy. Dù khí chất nó tỏa ra mùi thiện lành nhưng lẩn quất bên trong vẫn có thứ gì đó rất đáng sợ, nhớ đấy!". Bụt thành tâm dặn dò chàng Tấm.

"Thế nếu một người như thằng bé ấy khóc thì Bụt có hiện ra ban điều ước cho nó không?"

"Nếu nó khóc... ngươi biết không, thông thường thì đấng mày râu ở cái xứ này chẳng ai dám khóc cả vì họ sợ bị gọi là yếu đuối. Với họ nước mắt chỉ dành cho đàn bà. Hiếm rất hiếm gã đàn ông nào dám khóc như ngươi"

"Câu này là ngài đang móc mỉa ta hay khen ta?"

"Ta hi vọng đàn ông có thể khóc nhiều hơn, như thế ban hội bọn ta mới có nhiều việc làm". Tấm đưa cho Bụt thêm một chén chè và y như rằng Bụt ta lại vui vẻ ăn rồi huyên thuyên tiếp: "Ban hội của bọn ta chỉ vừa được thành lập thôi, tách ra từ mấy ông râu tóc bạc phơ ý. Mấy ông già đó thì chỉ tin vào nước mắt đàn bà. Quan điểm của mấy ổng thì chỉ có phái yếu mới bị ăn hiếp, mới gặp bất công, mới cần được bảo vệ, còn phái mạnh thì mạnh rồi cần gì phải được giúp đỡ nữa. Thế nên ban hội của ta phải đấu tranh ghê lắm mới được thành lập ấy chứ. Đã gọi là bình đẳng rồi thì mạnh yếu gì cũng phải được giúp đỡ hết. Mà đàn ông chưa hẳn là mạnh đâu, đúng không?"

Chàng Tấm lại nghệch mặt ra với mớ lý thuyết về bình đẳng của vị Bụt họ Lý. Thiệt sự là nghe nó kỳ cục lắm bởi ở cái xứ này thì chẳng có đàn ông nào lại muốn biến mình thành kẻ yếu cần được giúp đỡ cả. Và còn đàn bà nữa, họ vốn thích dùng nước mắt để đổi lấy điều ước hơn là dùng chính sức lực của mình.

"À mà này, cái đống xương cá ấy, ngươi đem bỏ hũ, chôn ở bốn góc giường rồi tiếp tục tu tâm tích đức chờ ngày nhận quả lành", Bụt dặn.

"Ngộ nhỡ ngày đó không tới thì sao?"

"Ráng đi, hoàng tử của ngươi sắp tới rồi"

"Ta có phải công chúa đâu mà đợi hoàng tử"

"Ai bảo chỉ có công chúa mới được đợi hoàng tử? Bởi nhiều khi ta chán nếp suy nghĩ của người xứ này lắm. Thôi, ta đi đây!"

Nói đoạn, Bụt biến mất, chỉ chừa lại đôi chén chè sạch trơn.

.

.

.

Đông qua xuân đến, lết thết từng ngày khiến cho những kẻ thiện lành nhất cũng phải hoài nghi việc mình còn phải thiện lành đến bao giờ. Mỗi ngày chàng Tấm luôn gắng làm việc luôn tay, nhẫn nhịn thành thói, cốt làm sao không sống lỗi đạo trời, không sinh thêm nghiệp chướng để quả cây phúc đức chàng trồng từ xưa đến nay được đơm hoa kết trái. Ấy vậy mà chỉ có những cây lúa trĩu hạt, cành đào đơm bông, nhà nhà nô nức đi trẩy hội làng còn chàng vẫn ở đây miệt mài với củi lửa. Không chàng chán lắm rồi, chàng sẽ vứt bỏ hết những thứ trách nhiệm này. Chàng sẽ phải ra ngoài kia, hòa mình vào dòng người đông đúc, hít hà lấy những tiếng nói cười, nhìn ngắm hàng vạn sự đẹp đẽ. Chàng muốn được nói chuyện với mọi người, muốn gặp gỡ đàn bà con gái, muốn kết thân với nam nhi trai tráng. Chàng muốn sống vui vẻ với sức trẻ chứ không muốn tích đức thầm lặng như những sư thầy khổ hạnh nữa. Chàng phải đi chơi hội.

"Thầy, thầy cho con đi hội lớn của làng mình nhá?".

Lão Thái đương bận tay cài hàng nút áo dài cho cậu Cám nên chỉ bâng quơ gật đầu. "Thì mày làm xong công chuyện đi rồi đi, ai cấm cản gì?"

"Thật ạ thầy? Thầy cho con đi thật ạ? Sao hôm nay thầy tử tế thế?"

"Này này đứng yên xem để thầy cài cho xong mấy cái nút nào!". Rõ là lão Thái bỗng đâm tử tế với chàng Tấm vì lão đang bận rộn chăm bẫm cho cậu con của mình nên chưa có thời gian suy tính cái chi.

"Trông em xinh chưa anh?", cậu Cám nhún nhảy khoe cái áo dài màu hồng tươi mắt. Quả là người đẹp từ trong trứng đẹp ra nên cậu có bận cái chi, màu sắc gì cũng đẹp. Chàng Tấm ngó lại bộ đồ đen đúa của mình mà đâm nản.

"Anh mau làm hết việc đi rồi em đợi anh đi chung nhá!"

Chàng Tấm gật đầu rồi vội vội vàng vàng chạy ngược vào bếp.

"Thầy, thầy trông con có xinh không này?". Cậu Cám vẫn không giấu nổi cái vẻ háo hức trước bộ đồ mới.

"Gớm, mày con tao không xinh sao được! Trông mày còn xinh xắn hơn cả mẹ mày nữa". Nói xong câu đó lão Thái chợt thấy buồn lòng. Giá mà lão đừng chiều theo ý cậu Cám rồi may cho cậu cả bộ áo dài màu hồng. Trông nó quá kệch cỡm, đồng bóng dù rằng nó thật sự tôn nước da trắng nõn của cậu Cám. Lão Thái thở dài bảo: "Thôi bận thế ngắm đủ rồi, con đi thay bộ áo dài đen đi cho đứng đắn rồi thầy dắt đi hội nhá!"

"Ứ, con chả thay đâu, cứ đen xì xì như thầy xấu lắm!

"Cái thằng... mày không nghe lời là thầy không dắt mày đi đâu nhá!"

"Ứ thèm, con đi chung với anh Tấm nhá".

"Ai cho nó đi mà mày đòi đi chung"

"Eo ôi điêu nhỉ! Chính bố vừa bảo cho anh ấy đi xong"

"Láo, tao bảo hồi nào?"

"Mới vừa nói xong đấy, eo ôi thầy ngẩn quá nhễ!"

"Mất dạy, mày liệu cái mồm mày đi. Thế nãy thầy bảo thằng Tấm thế nào, mày thuật lại xem!"

"Thì thầy bảo anh ấy cứ làm xong việc sẽ để anh ý đi".

"Giời, tưởng gì, có đến tối thằng ấy mới xong. Thôi mày đi thay áo dài giùm bố đi"

"Ứ, không thay đâu, thầy ơi, con muốn bận cơ! Với lại nhá hôm nay con mà không bận thì sẽ lâu ơi là lâu nữa mới có dịp bận. Ngộ nhỡ lúc ấy cái áo bị mọt cắn hay bị ố màu thì sao, vậy là thầy mất toi tiền luôn đấy!".

Nghe đến đây mặt lão Thái căng ghê lắm. Thừa thắng cậu Cám đệm vào thêm: "Mà con đảm bảo tí nữa thôi là anh Tấm làm xong ngay, ảnh nhanh tay lắm. Lúc ấy con sẽ đi với ảnh nếu bố không thích đi với thằng con trai bận áo hồng như con"

"Vớ vẩn!", lão Thái ký đầu cậu con. "Mà mày nói cũng đúng đấy con ạ, ngộ nhỡ mà nó làm xong rồi đi chơi thì sao nhỉ...". Đầu óc lão Thái bắt đầu vẽ chuyện, tính toán. "Này nhé, ngộ nhỡ nó đi chơi rồi được cô tiểu thư nào chấm, cô ấy qua bắt rể thì coi như mình mất toi đứa ở. Chưa kể nhỡ nó sinh tâm bỏ trốn thì sao...rõ là không nên thả thằng ấy ra ngoài làm gì!"

Lão Thái hộc tốc chạy xuống bếp tìm chàng Tấm.

"Ơ, thầy đi đâu thế?", cậu Cám bám gót bố.

.

"Cả nhà chuẩn bị xong rồi ạ? Thế đợi con tẹo nữa thôi, con sắp xong rồi", chàng Tấm nói.

"Không cần gấp, con cứ từ từ mà làm rồi đi sau, thầy dẫn cậu Cám đi trước gặp người quen tí". Vừa nói lão Thái lấy bịch đậu đen nhanh tay đổ vào rổ đậu xanh trước mặt, đã thế lão còn vờ việc đó như một tai nạn khi la lớn: "Ối chết, thầy lỡ tay Tấm ơi, con xem thầy có đãng trí không chứ, đổ nhầm đỗ đen chung với đỗ xanh rồi. Giờ nó lẫn hết cả lên, con xem này!". Lão Thái trộn lẫn đám đậu lên rồi chìa ra trước mặt chàng Tấm. "Con giúp thầy lựa riêng hai loại đậu ra nhá đặng kịp sáng mai nhà mình nấu chè ăn. Giúp thầy tí nhá, xong xuôi hết rồi đi hội nha con trai".

Lão Thái nở nụ cười duyên với chàng Tấm rồi đủng đỉnh bỏ đi.

"Eo ôi thầy dở hơi thế, trộn đậu vào làm chi rồi giờ bắt người ta ngồi lựa?", Cám nói.

"Lắm lời, đi nhanh! Mày có muốn thầy bắt mày bận lại cái áo dài đen không hả?"

"Ứ, không bận đâu!".

Thế là cậu Cám vội lon ton chạy theo bố, bỏ lại chàng Tấm ngùn ngụt uất hận ở sau.

Nỗi uất giận nghẹn ứ ở cổ lần này không khiến chàng Tấm ứa nước mắt mà khiến chàng thèm được phản kháng. Chàng vung tay hất đổ rổ đậu, mắt long sòng chạy đi tìm bố con cậu Cám. Không may thay chàng lại trượt té vì mớ đậu vương vãi dưới đất. Cú ngã đau điếng khiến chàng thèm được chửi thề. Nhưng chàng sẽ chửi ai trong khi đây là lỗi của chàng? Rõ là mọi cơn giận đều dẫn đến thứ kết cục không hay. 'Giận quá mất khôn', chàng Tấm nhớ đến lời dạy từ bố ruột của mình. Chàng lồm cồm ngồi lên, nhặt hết đám đậu bỏ lại vào rổ, nhờ vậy tâm trạng chàng dần dịu lại. Chàng nghĩ nếu bây giờ mình đấm vào mặt bố dượng một cú rồi cứ thế mà bỏ đi hội thì sao, chắc là sẽ hả hê và sung sướng lắm nhưng cái hậu quả sau đó thì...Cả cái làng này sẽ phỉ báng chàng vì tội bất hiếu với bố, họ sẽ coi chàng chỉ như thằng nít ranh vì ham chơi mà đánh bố chứ họ sao biết được hằng hà sa số những chuyện uất ức phía sau. Dù cho họ có ghét lão Thái đến chừng nào thì lão vẫn là bố dượng của chàng và chàng vẫn phải phụng dưỡng lão thì mới hợp con mắt của bà con láng giềng. Vốn dĩ sống trong xã hội loài người là phải biết nhìn trước ngó sau thế đấy!

Lại một lần nữa chàng Tấm rơi vào bế tắc nên dù không muốn khóc thì chàng vẫn cố thử vì đó là cứu cánh duy nhất của chàng. Chàng cần Bụt - cần chút phép màu cho cuộc sống bí bách này.

"Dùng nước mắt cá sấu để gọi Bụt thì không có linh nghiệm đâu, nhưng vì hai chén chè của ngươi nên ta vẫn hiện ra đây. Chào!!!".

Bụt ta vui vẻ vẫy tay chào chàng Tấm rồi sà xuống ngồi cạnh. "Ối hôm nay lại nấu chè nữa nhỉ?". Nhìn thấy ánh mắt mệt mỏi của Tấm, Bụt ta vỗ đùi bảo: "À à quên, vì sao con khóc?".

"Lần này ngài hãy ban cho ta một phép nhiệm màu đi!"

"Ngươi đang đòi hỏi đấy!"

"Những kẻ tuyệt vọng gọi đến Bụt luôn mong chờ một phép nhiệm màu chứ không phải chỉ là vài lời hứa xuông về một ngày khải hoàng vô định. Chờ đợi một thứ không có ngày xuất hiện là điều vô cùng khổ sở thưa Bụt"

"Một thiện nam thì không nên nói những lời này", Bụt đáp.

"Nhưng sự thiện lành cũng sẽ có giới hạn. Ta thực không biết lấy gì làm động lực để tiếp tục sống lương thiện nữa... ngài có hiểu được cái cảm giác đó không thưa Bụt?"

Bụt đưa tay vỗ nhẹ đùi chàng Tấm như an ủi rồi ngài phẩy phất trần. Lập tức một đàn chim sà xuống mổ đám đậu, chia chúng thành hai màu xanh đỏ rõ rệch.

"Ngươi thấy không nếu như ban nãy ngươi đấm vào mặt bố dượng thì giờ này ngươi đã không được thấy phép màu. Ngay khi ngươi thôi tin tưởng vào sự thiện thì quả lành cũng sẽ không rụng xuống chỗ ngươi. Đó là một quy luật rất lạ lùng của tạo hóa"

Bụt ta quay nhìn Tấm và bất ngờ khi thấy chàng đang khóc. Mắt Bụt mở to. Ngài đưa tay chạm vào mặt chàng, say sưa ngắm nghía dòng nước mắt đang rơi nơi đôi mắt đen láy của chàng. Nó lạ quá! Trước đây Bụt chỉ được thấy những giọt nước mắt tủi khổ rơi trên những gương mặt tuyệt vọng thế mà giọt nước mắt của chàng Tấm lúc này lại như lấp lánh trên gương mặt ngập hạnh phúc của chàng. Và rồi chàng ôm chầm lấy Bụt.

"Cảm ơn Bụt vì đã cho ta lý do để tiếp tục sống thiện lành. Ngài biết không đôi khi người ta chỉ cần một lý do để có thể tiếp tục tin tưởng, dù là tin tưởng những thứ hão huyền nhất"

Bụt vỗ vỗ vai Tấm, cao giọng nói: "Gì mã hão huyền, ngươi mau đi rửa mặt mũi rồi ra trẩy hội với trai làng đi"

Tấm quệt nước mắt nhìn bộ quần áo của mình mà xìu giọng: "Thôi đi đâu, quần áo rách nát như vầy ai mà thèm bè bạn cùng"

"Gớm chưa! Này ta bảo, mau đào bốn cái hũ xương cá ngày trước chôn ở chân giường lên sẽ thấy điều kỳ diệu ngay trước mắt"

"Thật ư?", chàng Tấm hớn hở bẹo má Bụt rồi chạy ù đi.

Chàng đào bốn chiếc hũ lên liền vỡ ào khi thấy trong đấy là xiêm y, khăn mấn và giầy nhung thêu, toàn những thứ phục sức đẹp đẽ đắc tiền mà có nằm mơ chàng cũng chả bao giờ dám tưởng đến, thế mà nay...

"Đấy nhanh thay đi rồi còn đi hội cho kịp nắng"

"Cảm ơn, Bụt!"

"Gớm, tất cả là do phúc đức của ngươi thôi"

Có lẽ chàng Tấm đã chẳng nghe thấy mấy lời cuối của Bụt vì chàng đang mãi mê ướm quần thử áo. Chuẩn bị tươm tất xong, chàng lại chạy ù đi mà quên luôn cả việc chào hỏi Bụt. Giá mà chàng biết được đó có thể là lần cuối chàng gặp vị Bụt họ Lý ấy.

"Này Tấm, vì ta mà ngươi phải luôn cố tin tưởng vào sự thiện lương đấy!". Bụt cố nói với theo sau bóng lưng mất hút của Tấm.

.

.

.

Người đẹp nhờ lụa quả không sai. Trên suốt quãng đường ra hội làng đã có không ít người phải ngoái đầu nhìn ngó chàng Tấm. Nhưng thứ xiêm y sang trọng khiến người ta chỉ có thể ngờ ngợ đã gặp chàng trai tuấn tú ấy ở đâu đó chứ chẳng ai dám chỉ mặt gọi tên Tấm cả. Đến chàng Tấm cũng cho phép bản thân trở thành một người khác, một công tử nho nhã, phong lưu mà chàng đã có thể làm nếu thời thơ ấu trước đây không gặp nhiều xui rủi. Thôi thì ngày hôm nay chàng cứ nhận cái phước phần hiếm hoi này vậy.

Đến trước cái cầu khỉ bắt qua con mương, chàng Tấm thấy một đám ba bốn người nhốn nháo. Trong đó có hai kẻ tùy tùng đang không biết làm sao để khiêng cả chiếc võng có vị công tử nằm trên qua bên kia cầu. Họ luống cuống muốn bảo chủ nhân bước xuống nhưng lại không dám. Chàng Tấm khẽ cười, lắc đầu. Những kẻ giàu nhiều khi cũng hợm hĩnh quá ấy chứ! Chàng tháo đôi giầy nhung thêu ra khỏi chân rồi kẹp nách đi đến chỗ cây cầu vừa lúc vị công tử sang giàu kia bước xuống võng. Cạnh bên một gã khúm núm nắm tay người này luôn miệng dặn dò: "Xin hãy cẩn thận, cẩn thận".

Chàng Tấm nhìn vị công tử. Khác với cậu Cám, người này tuy da dẻ cũng trắng hồng, mềm mịn nhưng tướng mạo lại rất đĩnh đạt, quý phái, toàn thân toát ra sự nhu nhã, vững vàng. Dám chắc rằng người này nếu không phải bậc quan thầy thì cũng là bậc vương giả giàu sang. Nghĩ mình là kẻ đến sau, chàng Tấm đứng đợi cho vị công tử kia đi trước. Người này đặt một chân mang hài vàng thêu rồng lên cầu, vừa định bụng bước đi liền trượt chân xém té khiến bầy tôi tớ được một phen hú vía mà quỳ rạp xuống đất. Chàng Tấm cả cười, bước đến lớn giọng nói:

"Xin hãy cởi hài ra để qua cầu, mang hài như thế trơn trượt lắm".

"Đâu thế được, ngài ấy đâu thể tùy tiện để lộ thịt da ngọc ngà ra được", kẻ khúm núm nói.

Vị công tử xua tay, cười nhã nhặn: "Không sao, ta nên làm thế thì hơn". Và rồi người này cởi hài ra.

Thật kỳ lạ khi một đấng nam nhân như chàng Tấm lại cảm thấy rung động khi trông thấy đôi chân trần của một người đàn ông khác. Cũng có thể đó là cảm giác ganh tị khi Tấm so sánh giữa đôi chân thô kệch, nứt nẻ của mình với bàn chân mỹ miều của người kia.

Vị công tử lại đặt chân lên cầu nhưng cảm giác có chút lo lắng.

"Nếu công tử không phiền hãy để ta đi trước". Câu nói có phần sổ sàng của Tấm lại được vị công tử đáp lại bằng nụ cười lịch sự kèm cái gật đầu. Kẹp kỹ đôi hài thêu bên mạng sườn, Tấm tự tin bước vài bước trên chiếc cầu ọp ẹp, rồi quay lại chìa tay về phía vị công tử mà nói: "Công tử lên đi, ta đỡ ngài".

Thoáng chút ngỡ ngàng rồi người kia cũng nắm lấy tay Tấm, bước lên cầu. Cả hai cùng cẩn thận tiến về phía trước. Có đôi khi mất thăng bằng, vị công tử sẽ nắm chặt tay Tấm hơn như ra hiệu cho chàng đi chậm lại và chàng sẽ làm thế. Thậm chí chàng còn quay nhìn người ấy để tìm xem mình có thể giúp gì hơn. Ánh nắng chiếu rọi vào làn da trắng hồng của người ấy khiến Tấm say mềm. Ngay chính khoảnh khắc đó chàng đã ao ước rằng mình có thể phụng sự vị công tử kia cả đời.

Đã đến bên kia cầu, Tấm tiếc nuối đặt chân xuống nền đất thì kìa vị công tử chợt mất thăng bằng, ngã nhào. Chàng Tấm nhanh tay kéo người này về phía mình thế mà chẳng may một chiếc hài của chàng rơi xuống mương. Song chàng chẳng hề bận tâm vì bận ôm trong tay một cơ thể nam nhi mềm mại, một ánh mắt ngọt ngào và kìa phải chăng là một đôi má lúm đồng tiền?! Thật sự Tấm chưa bao giờ ngây người trước nhan sắc một nam nhân như thế.

"Cảm ơn huynh", vị công tử mấp máy môi khiến chàng Tấm sực tỉnh. Họ buông nhau ra, hơi ngượng ngùng chỉnh trang y phục rồi chàng Tấm mở lời:

"Thế thôi ta xin phép công tử, ta đi trước"

"Ấy chớ vội, xin hãy cho ta biết quý danh để ta gởi trả cái ơn trợ giúp của huynh".

Chàng Tấm khẳng khái nói: "Ta có dịp giúp công tử cũng là do cái duyên trời định, xin đừng nói chuyện ơn nghĩa làm gì, chỉ mong ngày sau chúng ta lại có dịp tương ngộ".

Chàng Tấm cuối đầu chào rồi nhặt chiếc hài và quay đi. Đằng sau đám tùy tùng vội chạy đến bên chủ nhân, rối rít:

"Ơn giời ơn phật, đúng là Thái tử phúc lớn mạng lớn, ngộ nhỡ người mà xảy ra chuyện gì thì chúng thần có mười cái đầu cũng không đền được. Thôi ngài ngồi lên võng đi, để thần lau chân rồi mang hài vào cho ngài"

Thái tử ngồi lên võng có lộng che sặc sỡ. Chàng bâng quơ ngó trời ngó nước mặt cho kẻ khúm núm phía dưới đang tỉ mẩn lâu chân cho mình.

"Thái tử thấy không, đáng lẽ người không nên thực hiện chuyến vi hành này làm gì, xảy ra biết bao nhiêu là chuyện làm tổn hại đến long thể của ngài".

"Không, chuyến này nên đi ấy chứ... Này Nhất tổng quản, ngươi mau cho người nhặt chiếc hài rớt dưới mương ấy lên, ta có chuyện cần dùng đến".

.

.

.

"Loa loa loa loa, tất cả dân làng nghe đây, lệnh của Thái tử điện hạ truyền rằng nếu vị nam nhân chưa vợ nào thử vừa chiếc hài trên tay ta và là chủ nhân của chiếc hài thì sẽ được Thái tử thâu nạp ngay làm cận thần. Loa loa loa loa, hỡi các nam nhi trai tráng, võ biền hay thư sinh, sang giàu hay nghèo hèn, hãy mau đến thử hài, loa loa loa loa".

Đám đông đàn bà con gái, nam nhi phụ ấu dần kéo đến đông nghẹt nơi thử hài. Họ bàn tán rôm rả về các ứng viên bước lên tìm thời vận. Từ các công tử mặt hoa da phấn đến lão mổ lợn đầu làng đều muốn tìm may; từ những cậu nhóc đầu còn để chỏm đến mấy ông già nát rượu ốm yếu đều ráng một lần xỏ chân vào chiếc hài, thế mà chẳng một ai mang vừa nó cả. Quả là sự kỳ lạ.

Bố con cậu Cám lúc này cũng có mặt trong cái đám đông hiếu kỳ kia. Lão Thái cố kiễng chân ngó nghiêng miệng không ngừng tặc lưỡi than vãn:

"Tiếc thật, tiếc thật, giá mà mình đừng ham lấy vợ sớm thì giờ này đã vừa được thử hài lại vừa tiết kiệm được khối tiền. Tiếc thật!".

Cậu Cám đứng sau lưng bố, mặt mày hớn hở hóng chuyện vui của thiên hạ.

"Này Cám, mày mau lên đó thử hài xem sao", lão Thái giục con.

"Ứ thôi, có phải hài của con đâu mà thử".

"Giời! Có biết bao nhiêu kẻ cố thọt chân vào kìa! Này con, mày cứ lên đó thử hài, rồi sẵn tiện khoe cho thiên hạ thấy cái áo dài hồng xinh đẹp của mày. Thế thích chưa?"

Cậu Cám cười toe gật đầu. Lão Thái thô bạo gạt đám đông, dọn đường cho cậu con quý tử trong khi Cám ta thì bẽn lẽn bước lên, xỏ chân vào chiếc hài. Đám đông ồ lên ngạc nhiên trong tiếng hô lớn của vị quan: "Bẩm Thái tử, đã có người mang vừa hài ạ".

Ngay khi Thái tử lộ mặt, đám đông vội quỳ rạp xuống bái lạy song họ vẫn không kềm nổi cái liếc mắt trộm nhìn dung nhan hơn người của Thái tử. Cậu Cám sợ sệt, hóa đá trước ánh nhìn trực diện từ Thái tử.

"Đúng là ngươi đã mang vừa hài này nhưng ta muốn hỏi ngươi có phải là chủ nhân của nó không?"

Cậu Cám thành thật lắc đầu rồi rút chân ra khỏi hài. Thái tử mỉm cười. Tỏ ý hài lòng rồi phán: "Vậy thì ta vẫn không thể nạp ngươi làm cận thần của ta song vì sự thành thật đáng quý của ngươi, ta sẽ ban thưởng cho ngươi. Ngươi muốn vàng hay thứ gì?"

Cậu Cám tròn mắt nhìn quanh rồi chỉ tay vào mâm hoa quả bày gần đó. "Một trái đào ạ".

Thái tử gật đầu ra hiệu cho Nhất tổng quản. Lão này dẫn cậu Cám đến mâm hoa quả rồi lựa cho cậu một trái ngon nhất. Cậu Cám xòe hai tay ra nhận quà rồi cuối đầu cảm ơn đầy lễ phép. Trông cậu đáng yêu đến mức Nhất tổng quản không kềm lòng được mà tặng cho cậu cả mâm đào. Lão nhìn cậu Cám và ao ước giá mà lão có thể nhận một kẻ hầu mới thì lão sẽ nhận ngay tên nhóc đáng yêu ấy.

Phía dưới đám đông, có tiếng lão Thái rủa xả: "Thứ phàm ăn tục uống, ngu muội đầu óc, nuôi ăn nuôi lớn nó làm chi để rồi nó chỉ biết đem về cho thầy nó mỗi mâm hoa quả. Đồ thứ giời đánh!"

Đám đông lại được dịp xì xầm trước sự xuất hiện của một chàng công tử phục sức rất sang trọng nhưng lại đi chân đất.

"Ơ thầy ơi, anh Tấm kìa thầy!".

Lão Thái ngờ ngợ nhìn chòng chọc chàng công tử kia. Rõ là chàng ta có gương mặt của Tấm, nhưng còn quần áo và cái thần thái đó?. "Biết đâu người giống người thì sao?!".

"Bẩm thái tử đã có người mang vừa hài".

Thái tử nhìn thấy người thử hài liền mừng rỡ hỏi: "Ngươi có phải là chủ nhân của đôi hài này không?"

"Bẩm ngài, chính thần là chủ nhân của nó"

"Lần thứ hai gặp gỡ, huynh đã chịu cho ta biết quý danh chưa?", Thái tử nhỏ giọng hỏi.

"Bẩm thần tên Tấm, người làng này, là con ghẻ của Thái phú ông".

Đám đông ồ lên ngạc nhiên trong khi lão Thái như chết đứng.

"Ta tuyên bố vị nam nhân tên Tấm này sẽ là cận thần riêng của Trịnh thái tử ta. Ngươi phải theo ta vào cung và dành cả đời của ngươi để phụng sự ta"

"Thần xin nguyện ý làm bề tôi trung thành của ngài".

Tấm phủ phục dưới chân Thái tử. Chàng không ngờ rằng cái ngày chàng gặt hái quả phúc đức cuối cùng cũng đã đến. 

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Asia